Lịch sử Zimbabwe

Bài chi tiết: Lịch sử Zimbabwe

thời Trung Cổ, đã có một nền văn minh trong vùng, được thể hiện rõ qua các tàn tích tại Đại Zimbabwe, gần Masvingo và các địa điểm nhỏ hơn khác. Địa điểm khảo cổ học chính là một kiến trúc đá khô độc nhất. Khoảng đầu thế kỷ thứ X, thương mại phát triển với các thương nhân Hồi giáo trên bờ biển Ấn Độ Dương, giúp phát triển Vương quốc Mapungubwe ở thế kỷ XI. Đây là tiền thân của các nền văn minh Shona ấn tượng hơn sẽ thống trị vùng.

Các tháp của Đại Zimbabwe

Thời tiền thuộc địa (1000–1887)

Các xã hội nói tiếng Shona nguyên thủy lần đầu tiên xuất hiện ở trung tâm châu thổ Limpopo ở thế kỷ thứ IX trước khi di chuyển tới các cao nguyên Zimbabwe. Cao nguyên Zimbabwe cuối cùng trở thành trung tâm của các nhà nước Shona sau đó. Vương quốc Mapungubwe là quốc gia đầu tiên trong một loạt các quốc gia thương mại tinh vi đã phát triển ở Zimbabwe khi những nhà thám hiểm đầu tiên của châu Âu từ Bồ Đào Nha đặt chân tới. Họ trao đổi vàng, ngà voiđồng để lấy vải vócthuỷ tinh. Từ khoảng năm 1250 cho tới năm 1450, Mapungubwe bị lấn át bởi Vương quốc Zimbabwe. Nhà nước Shona này tiếp tục phát triển và mở rộng kiến trúc đá của Mapungubwe, vẫn còn tồn tại tới ngày nay tại những tàn tích của kinh đô vương quốc Đại Zimbabwe. Từ khoảng 1450–1760, Zimbabwe nhường bước trước Vương quốc Mutapa. Nhà nước Shona cai trị hầu hết khu vực là lãnh thổ Zimbabwe hiện tại và nhiều vùng thuộc trung tâm Mozambique. Nó được gọi theo nhiều cái tên gồm cả Đế chế Mutapa, cũng được gọi là Mwene Mutapa hay Monomotapa cũng như "Munhumutapa" và nổi tiếng về những con đường buôn bán vàng với người Ả Rập và Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, những người định cư Bồ Đào Nha đã phá huỷ nền thương mại và gây ra một loạt các cuộc chiến tranh khiến đế chế gần như sụp đổ vào đầu thế kỷ XVII.[9]Như một sự phản ứng trực tiếp với sự gây hấn của người Bồ Đào Nha trong nội địa, một nhà nước Shona mới xuất hiện được gọi là Đế chế Rozwi. Dựa trên sự phát triển quân sự, chính trị và tôn giáo từ hàng thế kỷ, người Rozwi (có nghĩa "những kẻ huỷ diệt") đã đẩy lùi người Bồ Đào Nha ra khỏi cao nguyên Zimbabwe bằng vũ lực. Người Rozwi tiếp tục truyền thống xây dựng công trình đá của các vương quốc Zimbabwe và Mapungubwe trong khi thêm vào kho vũ khí của mình súng ống và phát triển một đội quân chuyên nghiệp để bảo vệ các con đường thương mại của mình cũng như để đi chinh phục.

Năm 1834, người Ndebele xuất hiện sau khi phải bỏ chạy trước thủ lĩnh người ZuluShaka, lập ra đế chế mới của họ trong vùng, Matabeleland. Năm 1837–38, Đế chế Rozwi cùng với các quốc gia Shona bị người Ndebele, những người tới từ miền nam Limpopo chinh phục và buộc họ phải triều cống và sống tập trung ở miền bắc Zimbabwe.

Thời kỳ thuộc địa (1888–1965)

Matabeleland in the 1800s.

Những năm 1880, người Anh xuất hiện với Công ty Đông Ấn Nam Phi Anh của Cecil Rhodes. Năm 1898, cái tên Nam Rhodesia được chấp nhận.[10] Năm 1888, nhân vật thực dân Anh là Cecil Rhodes được nhượng các quyền khai mỏ từ Vua Lobengula của người Ndebele.[11] Cecil Rhodes đã đề trình sự nhượng quyền này để thuyết phục chính phủ Vương quốc Anh trao một hiến chương hoàng gia cho Công ty Nam Phi Anh (BSAC) với Matabeleland, và các quốc gia phụ thuộc của nó như Mashonaland. Rhodes tìm kiếm sự cho phép đàm phán những sự nhượng quyền tương tự với mọi lãnh thổ giữa sông Limpopohồ Tanganyika, khi ấy được gọi là 'Zambesia'. Theo các điều khoản của những sự nhượng quyền và các hiệp ước ở trên,[12] Cecil Rhodes thúc đẩy sự thực dân hoá đất đai trong vùng, với sự kiểm soát của Anh về nhân công cũng như các kim loại quý và các nguồn tài nguyên khoáng sản khác.[13] Năm 1895 BSAC chấp nhận cái tên 'Rhodesia' cho lãnh thổ Zambesia, để vinh danh Cecil Rhodes. Năm 1898 'Nam Rhodesia' trở thành tên gọi chính thức cho vùng nam Zambezi,[14] sau này trở thành Zimbabwe. Vùng phía bắc bị quản lý riêng biệt bởi BSAC và sau này được đặt tên là Bắc Rhodesia (hiện là Zambia).

Người Shona đã tổ chức các cuộc nổi dậy nhưng không thành công (được gọi là Chimurenga) chống lại sự xâm lấn đất đai của họ, từ những khách hàng của BSAC và Cecil Rhodes năm 1896 và 1897.[15] Sau những cuộc nổi dậy bất thành năm 1896–97 các nhóm Ndebele và Shona trở thành đối tượng quản lý của Rhodes và vì thế càng làm gia tăng sự định cư trên diện rộng của người châu Âu dẫn tới sự phân phối lại đất đai với ưu tiên dành cho người châu Âu, buộc người Shona, Ndebele, và các nhóm người thổ dân khác phải dời bỏ chỗ ở.

Nam Rhodesia trở thành một thuộc địa Anh tự quản tháng 10 năm 1923, sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 1922. Những người Rhodesian đã chiến đấu cho Vương quốc Anh trong Thế Chiến II, chủ yếu tại Chiến dịch Đông Phi chống lại các lực lượng Phe Trục tại Đông Phi Italia.

Năm 1953, trước sự phản đối của châu Phi,[16] Anh hợp nhất hai thuộc địa Rhodesia với Nyasaland (hiện là Malawi) với sự yểu mệnh của Liên bang Rhodesia và Nyasaland bị thống trị bởi Nam Rhodesia. Sự phát triển của chủ nghĩa quốc gia châu Phi và sự bất đồng nói chung, đặc biệt tại Nyasaland, đã khiến người Anh phải giải tán Liên minh năm 1963, hình thành nên ba thuộc địa. Khi sự cai trị thuộc địa chấm dứt trên khắp lục địa châu Phi và khi các chính phủ đa số châu Phi nắm quyền tại hai quốc gia láng giềng là Bắc RhodesiaNyasaland, chính phủ thiểu số da trắng tại Rhodesia dưới sự lãnh đạo của Ian Smith đã thực hiện một Đơn phương Tuyên bố Độc lập (UDI) khỏi Vương quốc Anh ngày 11 tháng 11 năm 1965, hoàn toàn bác bỏ kế hoạch của người Anh rằng nước này sẽ trở thành một nền dân chủ đa sắc tộc. Vương quốc Anh coi hành động này như một sự phản loạn, nhưng không cố tìm cách tái lập kiểm soát bằng vũ lực. Chính phủ thiểu số da trắng tuyên bố mình là một nền "cộng hoà" năm 1970. Một cuộc nội chiến diễn ra, với ZAPU của Joshua NkomoZANU của Robert Mugabe với sự hỗ trợ từ các chính phủ ZambiaMozambique. Dù tuyên bố của Smith không được Vương quốc Anh cũng như bất kỳ một cường quốc lớn nào công nhận, Nam Rhodesia đã bỏ định danh 'Nam', và tuyên bố vị thế quốc gia là Cộng hoà Rhodesia năm 1970.[17][18]

UDI và nội chiến (1965–1979)

Sau Đơn phương Tuyên bố Độc lập (UDI), chính phủ Anh yêu cầu Liên hiệp quốc cấm vận kinh tế chống lại Rhodesia khi các cuộc đàm phán với chính quyền Smith năm 1966 và 1968 chấm dứt trong thế bế tắc. Chính quyền Smith tuyên bố mình là một nền cộng hoà năm 1970 và chỉ được Nam Phi công nhận,[19][20] khi ấy Nam Phi đang nằm dưới sự cai trị của chế độ apartheid. Theo thời gian, cuộc chiến tranh du kích chống lại chính quyền UDI của Ian Smith dần gia tăng. Vì thế, chính phủ Smith đã mở các cuộc đàm phán với các lãnh đạo của hai nhóm kháng chiến chính - Liên minh Quốc gia châu Phi Zimbabwe (ZANU), dưới sự lãnh đạo của Robert Mugabe, và Liên minh Người Phi Zimbabwe (ZAPU), dưới sự lãnh đạo của Joshua Nkomo.

Tháng 3 năm 1978, khi chế độ của mình đã ở bờ vực sụp đổ, Smith ký một thoả thuận với ba nhà lãnh đạo châu Phi, dẫn đầu bởi giám mục Abel Muzorewa, người đề xuất sự bảo vệ cho các thường dân da trắng. Như một kết quả của Hoà giải Nội bộ, các cuộc bầu cử đã được tổ chức vào tháng 4 năm 1979. Đảng Hội đồng Quốc gia châu Phi Thống nhất (UANC) đã giành đa số trong cuộc bầu cử này. Ngày 1 tháng 6 năm 1979, lãnh đạo của UANC, Abel Muzorewa, trở thành thủ tướng quốc gia và tên nước được đổi thành Zimbabwe Rhodesia. Hoà giải nội bộ vẫn để lại quyền kiểm soát cảnh sát, các lực lượng an ninh, dịch vụ dân sựtư pháp trong tay người da trắng. Nó đảm bảo người da trắng có được khoảng một phần ba ghế trong nghị viện.[21] Tuy nhiên, ngày 12 tháng 6, Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu chấm dứt cấm vận kinh tế chống lại Zimbabwe Rhodesia.

Sau cuộc họp lần thứ năm của Chính phủ Lãnh đạo Khối thịnh vượng chung (CHOGM), được tổ chức tại Lusaka, Zambia từ mùng 1 tháng 8 tới mùng 7 tháng 8 năm 1979, chính phủ Anh đã mởi Muzorewa và các lãnh đạo của Mặt trận Ái Quốc tham gia vào hội nghị hiến pháp tại Tòa Lancaster. Mục đích của hội nghị là thảo luận và đạt tới một thoả thuận về các điều khoản của một hiến pháp độc lập và rằng các cuộc bầu cử sẽ được giám sát bởi chính quyền Anh để đảm bảo Rhodesia có được sự độc lập pháp lý và các đảng sẽ giải quyết các khác biệt của họ bằng con đường chính trị. Peter Carrington, Nam tước Carington thứ sáu - Bộ trưởng Ngoại giao và các Vấn đề Khối thịnh vượng chung của Vương quốc Anh, đã chủ trì cuộc hội nghị.[22] Cuộc hội nghị diễn ra từ mùng 10 tháng 9 đến 15 tháng 12 năm 1979 với 47 phiên họp toàn thể. Ngày 1 tháng 12 năm 1979, các đoàn đại biểu của chính phủ Anh và Rhodesian và Mặt trận Yêu nước đã ký kết Thoả thuận Tòa Lancaster, chấm dứt nội chiến.[23]

Abel Muzorewa giữ chức thủ tướng trong một thời gian ngắn năm 1979.

Độc lập (1980–1999)

Bài chi tiết: Gukurahundi

Ngài Soames người Anh đã được chỉ định làm toàn quyền kiểm soát quá trình giải giáp lực lượng du kích cách mạng, tổ chức các cuộc bầu cử và trao độc lập cho một chính phủ liên minh không ổn định với Joshua Nkomo, lãnh đạo ZAPU. Trong cuộc bầu cử tháng 2 năm 1980, Mugabe và ZANU của mình giành một thắng lợi lớn.[24]

Tuy nhiên vẫn có sự đối lập với việc Shona giành chiến thắng tại Matabeleland. Tháng 11 năm 1980 Enos Nkala đưa ra những lưu ý tại một cuộc vận động tranh cử ở Bulawayo, trong đó ông cảnh báo ZAPU rằng ZANU sẽ thực hiện một số hành động chống lại họ. Việc này đã khơi nguồn cho cuộc nổi dậy Entumbane lần thứ nhất, trong đó ZIPRAZANLA đã đánh nhau trong hai ngày.[25]

Tháng 2 năm 1981 có một cuộc nổi dậy thứ hai, lan tới Glenville và cả Connemara ở vùng Midlands. Quân đội ZIPRA ở những vùng khác thuộc Matabeleland tiến về Bulawayo để tham chiến, và các đơn vị cũ của Rhodesia phải tới để ngăn chặn cuộc xung đột. Hơn 300 người đã thiệt mạng.

Những cuộc nổi dậy này đã dẫn tới cái sẽ được gọi là Gukurahundi (Bản mẫu:Lang-sn rơm rác trước những cơn mưa mùa xuân"[26]) hay Những vụ thảm sát Matabeleland, diễn ra từ năm 1982 cho tới năm 1985. Mugabe đã sử dụng Lữ đoàn số 5 được huấn luyện tại Bắc Triều Tiên của mình để đàn áp mọi sự kháng cự tại Matabeleland. Ước tính 20,000 người Matabele đã bị giết hại và chôn trong những hố chôn tập thể họ bị buộc phải tự đào cho mình và hàng trăm người khác được cho là đã bị tra tấn.[27] Bạo lực chấm dứt sau khi ZANU và ZAPU đạt một thoả thuận thống nhất năm 1988 hợp nhất hai bên, tạo ra ZANU-PF.[28][29]

Cuộc bầu cử tháng 3 năm 1990 mang lại một thắng lợi khác cho Mugabe và đảng của ông, giành được 117 trên 120 ghế tranh cử. Các nhà quan sát viên bầu cử ước tính lượng người tham gia bầu cử ở mức chỉ 54% và rằng cuộc bầu cử không tự do và cũng không công bằng.[30][31]

Trong thập niên 1990 các sinh viên, công đoàn và các công nhân thường tuần hành biểu thị sự bất bình của họ với chính phủ. Các sinh viên biểu tình năm 1990 phản đối các đề xuất tăng cường sự kiểm soát của chính phủ với các trường đại học và một lần nữa năm 1991 và 1992 khi họ đụng độ với cảnh sát. Các công đoàn và công nhân cũng chỉ trích chính phủ trong thời gian này. Năm 1992 cảnh sát đã ngăn cản các thành viên công đoàn tổ chức các cuộc tuần hành chống chính phủ. Năm 1994 tình trạng bất ổn trong ngành công nghiệp càng làm suy yếu nền kinh tế. Năm 1996 các nhân viên dân sự, y tá, và các junior doctor tiến hành đình công về các vấn đề lương bổng.[32][33] Tình trạng sức khoẻ nói chung của dân chúng bắt đầu sụt giảm đáng kể và tới năm 1997, tới 25% dân số Zimbabwe đã bị ảnh hưởng bởi HIV, virus AIDS.[34]

Suy tàn (1999–hiện tại)

Các vấn đề đất đai, mà phong trào giải phóng đã hứa hẹn sẽ giải quyết, xuất hiện trở lại như vấn đề chính cho đảng cầm quyền từ năm 1999. Dù có đa số cầm quyền và sự hiện diện của một chương trình cải cách ruộng đất "người muốn bán người muốn mua" từ những năm 1980, ZANU (PF) tuyên bố rằng người da trắng chiếm chưa tới 1% dân số nhưng sở hữu 70% đất canh tác thương mại của quốc gia này (dù những con số trên bị nhiều người bên ngoài Chính phủ Zimbabwe tranh cãi).[35] Mugabe bắt đầu tái phân phối ruộng đất cho người da đen năm 2000 với một sự bắt buộc tái phân phối.

Tính hợp pháp và hợp hiến của quá trình thường xuyên bị tranh cãi tại Toà án Cao cấp và Toà án Tối cao Zimbabwe; tuy nhiên, các cơ quan cảnh sát hiếm khi hành động theo những phán quyết của toà án liên quan tới các vấn đề đó. Việc tịch thu đất canh tác bị ảnh hưởng bởi những trận hạn hán liên tục và thiếu nguồn cung cũng như tài chính dẫn tới một sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu nông nghiệp, vốn là ngành xuất khẩu hàng đầu của nước này.[36] Khai mỏdu lịch đã vượt qua nông nghiệp. Vì thế, Zimbabwe đang trải qua tình trạng thiếu hụt ngoại tệ mạnh nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng siêu lạm phát và thiếu hụt kinh niên nhiên liệu và hàng hoá nhập khẩu. Năm 2002, Zimbabwe bị treo tư cách tại Khối thịnh vượng chung vì những cáo buộc vi phạm nhân quyền trong quá trình tái phân phối đất đai và gian lận bầu cử.[37]

Sau cuộc bầu cử năm 2005, chính phủ đưa ra "Chiến dịch Murambatsvina", một nỗ lực có mục đích loại bỏ các thị trường đen và những ngôi nhà không phép xuất hiện như những căn nhà ổ chuột tại các thị trấn và thành phố. Hành động này đã bị phe đối lập và các nhân vật quốc tế lên án mạnh mẽ, họ cho rằng nó đã khiến một thành phần đáng kể người nghèo trong thành thành phố trở thành vô gia cư.[38] Chính phủ Zimbabwe đã miêu tả chiến dịch như một nỗ lực nhằm cung cấp nhà ở hợp pháp cho dân cư dù họ vẫn chưa cung cấp bất kỳ ngôi nhà mới nào cho những người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa.[39]

Một bản đồ thể hiện sự mất an ninh lương thực tại Zimbabwe tháng 6 năm 2008.

Cuộc khủng hoàng kinh tế và lương thực hiện nay ở Zimbabwe, được một số nhà quan sát miêu tả là cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất từ khi giành được độc lập, được góp phần ở nhiều cấp độ, từ việc kiểm soát giá và tịch thu đất đai của chính phủ, nạn dịch HIV/AIDS, và một nạn hạn hán ảnh hưởng tới toàn bộ vùng.[40]

Tuổi thọ khi sinh với nam giới ở Zimbabwe đã sụt giảm mạnh từ năm 1990 từ 60 xuống 44, ở mức thấp nhất thế giới. Tuổi thọ với nữ thậm chí còn thấp hơn với 43 tuổi. Số người Zimbabwe sẽ sống khoẻ mạnh khi sinh là 34 với nam và chỉ 33 với nữ.[41] Trái lại, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh đã tăng từ 53 tới 81 trên 1,000 ca sinh sống trong cùng thời kỳ đó. Bản mẫu:Ở thời điểm, 1.2 triệu người Zimbabwea sống chung với HIV.[42]

Ngày 29 tháng 3 năm 2008, Zimbabwe đã tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống cùng với một cuộc bầu cử nghị viện. Ba ứng cử viên chính là Robert Mugabe thuộc Liên minh Quốc gia châu Phi Zimbabwe - Mặt trận Yêu nước (ZANU-PF), Morgan Tsvangirai thuộc PHong trào Thay đổi Dân chủ – Tsvangirai (MDC-T), và Simba Makoni, một ứng cử viên độc lập. Kết của cuộc bầu cử này đã được giấu kín trong bốn tuần, sau đó mọi người được biết rằng MDC đã giành được đa số ghế. Tuy nhiên, Mugabe vẫn giữ quyền kiểm soát bởi Tsvangirai không giành chiến thắng theo tỷ lệ quy định của luật pháp Zimbabwe. Vì thế, các kết quả cuộc bầu cử sẽ loại bỏ Mugabe khỏi quyền lực, không thể giúp đỡ phe đối lập.

Cuối năm 2008, các vấn đề tại Zimbabwe lên tới tình trang khủng hoảng về các lĩnh vực tiêu chuẩn sống, sức khoẻ công cộng (với một trận bùng phát dịch tả lớn tháng 12) và nhiều vấn đề công khác.[43] Việc khai thác kim cương tại MarangeChiadzwa trở thành vấn đề được quốc tế quan tâm khi Hội đồng Kim cương Quốc tế kêu gọi một chính sách khẩn cấp về việc buôn lậu[44] và hơn 80 người khai thác lậu đã bị quân đội giết hại.[45]

Tháng 9 năm 2008, một thoả thuận chia sẻ quyền lực được đưa ra giữa Mugabe và Tsvangirai, theo đó Mugabe vẫn giữ chức tổng thống và Tsvangirai trở thành thủ tướng. Tuy nhiên, vì những khác biệt trong các bộ giữa các đảng chính trị, thoả thuận mãi tới ngày 13 tháng 2 năm 2009, hai ngày sau khi Tsvangirai tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Zimbabwe, mới được thi hành đầy đủ.

Mugabe được bầu làm tổng thống một lần nữa trong cuộc bầu cử tổng thống Zimbabwe tháng 7 năm 2013. Cuộc bầu cử này đã bị tờ The Economist cáo buộc là "gian lận" [46] và tờ Daily Telegraph cáo buộc là "ăn cắp" [47].

Vào tháng 7 năm 2016, nền kinh tế trong nước sụp đổ dẫn đến một loạt các cuộc biểu tình diễn ra trên toàn quốc.[48][49] Vào tháng 11 năm 2017, quân đội đã tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ Mugabe khỏi quyền lực sau khi Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa bị Mugabe sa thải, đặt Mugabe bị quản thúc tại gia. Mugabe đã chính thức tuyên bố từ chức vào ngày 21 tháng 11 năm 2017, sau 37 năm lãnh đạo đất nước. Vào tháng 12 năm 2017, trang web Zimbabwe News đã đưa ra thống kê cho thấy rằng chính phủ Mugabe đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết của ít nhất 3 triệu người Zimbabwe trong 37 năm cai trị [50]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Zimbabwe http://www.smh.com.au/news/world/in-zimbabwe-life-... http://www.abc.net.au/news/stories/2008/12/03/2437... http://www.cso.gov.bw/html/liter_survey.htm http://infoexport.gc.ca/ie-en/DisplayDocument.jsp?... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003476.php http://africanhistory.about.com/od/zimbabwe/p/Zimb... http://www.africanews.com/site/list_messages/12598 http://archives.cnn.com/2000/WORLD/africa/04/18/zi... http://edition.cnn.com/2008/BUSINESS/08/19/zimbabw... http://www.cnn.com/2009/WORLD/africa/09/25/zimbabw...